Mẹo nghề, bí kíp, thủ thuật, bí mật nội bộ, cheat sheet hay best practices – gọi tên thế nào cũng được, ngành nào cũng có những thứ đó. Và bất kỳ ai làm nghề đủ lâu đều tích lũy cho mình một kho kỹ thuật riêng và những công cụ được mài giũa kỹ lưỡng để làm việc hiệu quả hơn.
Một số kỹ năng đúng là cần thời gian để thành thạo. Kinh nghiệm là yếu tố then chốt với một số công việc. Nhưng cũng có những mẹo mà bạn không cần phải mất nhiều năm mới học được.
DevOps cũng không ngoại lệ. Không có con đường tắt nào để trở thành một DevOps “thượng thừa” bạn phải bỏ thời gian, cày cuốc qua nhiều năm thì may ra mới đạt đến trình độ đó. Tuy nhiên, vẫn có những thủ thuật nghề nghiệp, mẹo vặt và công cụ hữu ích có thể giúp bạn tăng hiệu suất công việc một cách tức thì.
Dưới đây là danh sách (không đầy đủ) những “life hack” đảm bảo sẽ khiến cuộc sống của bất kỳ kỹ sư DevOps nào trở nên dễ thở hơn.
Danh sách này được chia thành các nhóm:
- Tooling
- Skills
- Thói quen
- Scripts, cấu hình và extension
Tooling
Bạn có biết ở Đức, nếu bạn thực sự muốn ai đó chú ý thì gửi fax là cách hiệu quả nhất? Hoặc ở Nhật, cho đến tận năm nay, các cơ quan nhà nước vẫn còn dùng… đĩa mềm.
Điều đó cho thấy việc hiểu đúng bối cảnh là yếu tố then chốt để chọn đúng công cụ. Dù việc chạy theo tool mới, tool hot có thể hấp dẫn, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Các công cụ dưới đây tuy không phải lúc nào cũng lấp lánh, nhưng có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong công việc DevOps hằng ngày.
1. K9s
K9s
là một giao diện người dùng (UI) chạy trên terminal để tương tác với các cụm Kubernetes. Đây là công cụ cực kỳ mạnh cho DevOps vì nó giúp bạn quản lý workload đang chạy một cách trực quan và cực kỳ nhanh chóng – không cần phải gõ kubectl get pods
, kubectl describe
, hay kubectl logs
cả ngày nữa.
Ngay khi làm quen với cách điều hướng của K9s, bạn sẽ thấy hiệu suất làm việc tăng vọt. Công cụ này liên tục theo dõi thay đổi trong cluster và cung cấp rất nhiều phím tắt, lệnh tương tác cực kỳ hữu dụng với các resource như Pod, Deployment, Namespace, Events,…
Một số tính năng đáng chú ý:
- Duyệt Pod/Service/Deployment cực nhanh.
- Xem logs thời gian thực.
- Mô phỏng các
kubectl exec
ngay trên giao diện. - Tùy biến view, filter tài nguyên theo namespace, labels.
Link cài đặt chính thức: K9s GitHub Repository
Cài nhanh trên macOS (Homebrew):
brew install k9s
Trên Linux:
curl -sS https://webinstall.dev/k9s | bash
Trên Windows (sử dụng Scoop):
scoop install k9s
2. tmux
tmux
là một công cụ chia màn hình trong terminal, cho phép bạn làm nhiều việc cùng lúc, như chia cửa sổ, lưu lại phiên làm việc kể cả khi SSH bị ngắt, và dễ dàng quay lại sau đó. Nó đặc biệt hữu ích với DevOps khi phải thao tác nhiều thứ cùng lúc qua dòng lệnh.
Tại sao nên dùng?
- SSH rớt giữa chừng vẫn quay lại được.
- Vừa xem log, vừa chạy lệnh, vừa chỉnh file – tất cả trên cùng một màn hình.
- Giao diện có thể chia khung ngang dọc tuỳ ý.
- Có thể cấu hình shortcut, tự động hóa các thao tác lặp đi lặp lại.
Một số lệnh cơ bản:
tmux # tạo phiên mới
tmux new -s ten # tạo phiên có tên
Ctrl + b rồi d # thoát phiên
tmux attach -t ten # quay lại phiên
Ctrl + b rồi " # chia khung ngang
Ctrl + b rồi % # chia khung dọc
3. Glasskube
Glasskube là một trình quản lý gói (package manager) mã nguồn mở dành cho Kubernetes. Nó giúp bạn triển khai, cập nhật và cấu hình các gói trên Kubernetes nhanh hơn gấp 20 lần so với các công cụ truyền thống như Helm hay Kustomize.
Điểm nổi bật:
- Lấy cảm hứng từ Homebrew (macOS) và npm (JavaScript), nên cú pháp và cách dùng rất thân thiện.
- Hỗ trợ cả UI lẫn CLI, hoặc triển khai trực tiếp qua GitOps tùy theo phong cách làm việc của bạn.
- Tối ưu cho DevOps muốn triển khai nhanh, cấu hình chuẩn, và dễ tái sử dụng trên nhiều môi trường.
Nếu bạn thấy Helm phức tạp, Kustomize dài dòng, thì Glasskube là một làn gió mới rất đáng thử.
4. ripgrep
ripgrep (rg) là một công cụ tìm kiếm siêu nhanh trong dòng lệnh, rất được ưa chuộng bởi các DevOps, sysadmin và lập trình viên khi làm việc với codebase lớn.
Ưu điểm kỹ thuật:
- Tốc độ cực nhanh: ripgrep được viết bằng Rust và sử dụng thuật toán tìm kiếm tối ưu, vượt trội hơn
grep
,ack
,ag
trong hầu hết tình huống. - Hỗ trợ regex mạnh mẽ: ripgrep cho phép bạn dùng biểu thức chính quy để tìm kiếm chính xác theo ý muốn.
- Tự động bỏ qua thư mục không cần thiết như
.git
,node_modules
,target
, nhờ tích hợp.gitignore
. - Tương thích đa nền tảng: dùng tốt trên Linux, macOS và Windows.
- Kết quả rõ ràng, có tô màu: giúp dễ dàng nhận diện đoạn cần tìm giữa hàng ngàn dòng mã.
Nếu bạn thường xuyên gõ
grep
,find
, haycat | grep
, thì nên chuyển sangrg
để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất ngay lập tức.
5. Firefox Containers – Quản lý nhiều tài khoản cloud cùng lúc
Firefox Multi-Account Containers là một tiện ích mở rộng cực kỳ hữu dụng (nhưng hay bị đánh giá thấp) dành cho DevOps, đặc biệt khi bạn làm việc với nhiều tài khoản cloud như AWS, GCP, Azure cùng lúc.
Tính năng kỹ thuật nổi bật:
- Tách biệt phiên làm việc: Mỗi tab/container có cookie riêng → không bị xung đột đăng nhập. Bạn có thể đăng nhập vào nhiều tài khoản AWS/GCP/Azure cùng lúc mà không cần trình duyệt ẩn danh hay logout.
- Bảo mật phiên làm việc: Ngăn chặn các trang web theo dõi hoạt động lướt web của bạn ở các tab khác.
- Tùy chỉnh theo môi trường: Bạn có thể đặt màu sắc, tên, icon riêng cho từng container — ví dụ “AWS Prod”, “AWS Staging”, “Personal”, rất dễ phân biệt.
- Tiện dụng cho quản lý CloudOps, DevOps, SysAdmin: Không còn cảnh mở 3 trình duyệt chỉ để vào 3 tài khoản khác nhau nữa.
DevOps hack: Dùng Firefox Containers để tạo các profile riêng biệt cho từng môi trường cloud hoặc khách hàng. Mở 1 browser → kiểm tra nhiều hệ thống cùng lúc mà không cần đăng nhập lại liên tục.
6. VPA (Vertical Pod Autoscaler)
Tự động hóa cấu hình resource cho Pod không phải là chuyện nên làm tay. VPA giúp bạn thoát khỏi cảnh đoán mò CPU/RAM request cho từng container. Khi bật lên, nó sẽ quan sát, phân tích, và cập nhật lại resources.requests
dựa theo usage thực tế. Quá tiện.
Khi nào dùng VPA?
- Pod workload ít co giãn (không scale theo traffic)
- Bạn muốn tối ưu tài nguyên mà không scale theo số lượng pod như HPA
- Muốn tránh tình trạng “overprovisioned” gây tốn tài nguyên cụm
Cấu hình mẫu:
apiVersion: autoscaling.k8s.io/v1
kind: VerticalPodAutoscaler
metadata:
name: my-app-vpa
spec:
targetRef:
apiVersion: "apps/v1"
kind: Deployment
name: my-app
updatePolicy:
updateMode: "Auto"
Lưu ý:
- Không nên dùng chung VPA và HPA nếu HPA scale theo CPU/Memory.
- Cần cài trước VPA Controller: https://github.com/kubernetes/autoscaler/tree/master/vertical-pod-autoscaler
7. kctx và kubens
Bộ đôi command-line tool nhỏ nhưng cực kỳ lợi hại cho ai hay làm việc với nhiều cụm K8s hoặc namespace khác nhau.
kctx
: Chuyển đổi context Kubernetes nhanh gọn.kubens
: Nhảy qua lại giữa các namespace như chơi.
Thay vì phải gõ:
kubectl config use-context my-prod-cluster
kubectl config set-context --current --namespace=team-a
Chỉ cần:
kctx my-prod-cluster
kubens team-a
Tiết kiệm vài chục giây mỗi lần, nhưng cả ngày thì thành giờ.
Cài đặt: https://github.com/ahmetb/kubectx
8. ChatGPT như một đồng nghiệp senior
Hãy tận dụng ChatGPT như senior DevOps không bao giờ bận. Đặt câu hỏi, nhờ viết script, hỏi về best practices… Miễn là bạn muốn hiểu chứ không phải chỉ muốn “copy-paste”.
Prompt mẫu:
You will act as a Senior DevOps Engineer to provide life hacks and tips on how to excel in the field of DevOps. You will also be ready to help junior team members with any questions they might have. Please include practical advice, recommended tools, and best practices for managing infrastructure and CI/CD pipelines. Write the output using my communication style: clear, concise, and practical.
Lưu ý:
- Hỏi ChatGPT cách “dạy lại” cho junior → bạn hiểu sâu hơn.
- Nhờ ChatGPT giải thích các khái niệm như “Infrastructure as Code” như thể bạn là người mới học lớp 6 → dễ hiểu hơn nhiều.
Skills
Không cần học tất cả mọi thứ. Nhưng phải giỏi scripting và đừng lười ghi chú/dokumentation.
9. Scripting
Viết script là kỹ năng sống còn. Làm DevOps mà không script thì như nấu ăn mà không biết bật bếp.
Ưu tiên học:
- Bash: hầu như ở đâu cũng dùng
- Makefile: chạy lệnh phức tạp như
make deploy
- Regex: xử lý log, parsing output
- Python: cho các automation nâng cao, xử lý API, file, v.v.
Tip:
- Gặp việc gì bạn phải làm 2 lần → script nó.
- ChatGPT có thể giúp bạn viết script ban đầu → sau đó bạn chỉnh tay lại để hiểu rõ hơn.
- Ghi lại script và tổ chức nó theo từng chủ đề: deploy, monitoring, backup,…
10. Documentation
Ghi chép lại mọi thứ. Đây là cách tốt nhất để chăm sóc “bạn của tương lai” – tức là chính bạn sau này.
Thử vài công cụ ghi chú phổ biến:
- Notion
- Outline
- Obsidian
- Google Keep
- Joplin
Chọn một, và bám sát duy nhất một công cụ đó thôi, đừng đổi xoành xoạch.
Đừng rơi vào bẫy dành quá nhiều thời gian để sắp xếp, tối ưu ghi chú. Ghi chú không cần hoàn hảo, chỉ cần có chức năng. Việc dành quá nhiều thời gian cho “meta-work” (công việc của công việc) là lãng phí.
Habits
Chỉ dựa vào động lực (motivation) để làm việc thì không đủ. Động lực đến rồi đi, mà thói quen mới là thứ giữ bạn đi đường dài, giúp bạn phát triển và duy trì hiệu quả công việc.
Thói quen tích hợp công cụ và kỹ năng, biến việc làm thành phản xạ tự nhiên.
“Motivation is what gets you started. Habits is what keeps you going.” – Jim Ryun
11. Đừng viết To-Do List, hãy Block Time
Mình bị ảnh hưởng rất nhiều từ Cal Newport và khái niệm Deep Work (Làm việc sâu, tập trung).
- To-do list chỉ là danh sách ước muốn.
- Khi bạn đặt các mục đó vào lịch trình cụ thể thì đó mới thật sự là kế hoạch.
Đặt ra thời gian tập trung làm việc không bị gián đoạn (time block) giúp bạn đóng góp có ý nghĩa cho nhóm và dự án.
Không ai bắt buộc phải tuân thủ 100% kế hoạch chặn thời gian mỗi ngày, nhưng hãy xem nó như ngôi sao phương hướng. Đừng quên đặt thời gian nghỉ ngơi. Cập nhật lại lịch trình khi cần. Nhưng chí ít bạn phải có kế hoạch để “giữ mình đi đúng đường”.
12. Reciprocal meeting blocks
Trừ khi bạn là sếp của chính mình, rất có thể bạn không hoàn toàn kiểm soát được các cuộc họp và cam kết phải tham gia. “Reciprocal meeting blocks” là cách để đối phó với các cuộc họp bất ngờ xuất hiện trong lịch làm việc của bạn.
Ý tưởng là mỗi khi có cuộc họp mới được thêm vào lịch, bạn nên dành một khoảng thời gian deep work tương đương để giữ sự linh hoạt mà không ảnh hưởng đến lượng thời gian tập trung sâu hàng tuần của bạn.
13. Có một quy trình kết thúc công việc
Đặc biệt hữu ích nếu bạn làm việc từ xa. Quy trình này là chuỗi các câu hỏi và bước bạn thực hiện để hoàn tất ngày làm việc. Lý tưởng là khi hoàn thành checklist này, bạn có thể tạm quên công việc cho đến ngày hôm sau.
Những điều mình theo dõi:
- Mình đã tập thể dục chưa?
- Mình đã giải quyết hết các việc linh tinh chưa?
- Mình có cuộc trò chuyện nào chưa kết thúc không?
- Mình có việc gì cần đẩy sang ngày mai không?
- Mình đã viết nhật ký chưa? (không liên quan công việc nhưng mình thích hoàn thành trước khi rời bàn làm việc)
- Mình đã làm được bao nhiêu giờ deep work?
- Mình đã kiểm tra các chỉ số cần theo dõi lần cuối trước khi đóng máy chưa?
14. Ghi chú trong các cuộc họp
Ghi chép và chia sẻ ghi chú sau họp nên là thói quen chung trong tổ chức. Nếu chưa có, đây là cơ hội để bạn khởi xướng. Việc này giúp đảm bảo không bỏ sót chi tiết quan trọng và là dịch vụ giá trị cho cả nhóm.
15. Thử chạy các sự cố (Test run outages)
Rất quan trọng với kỹ sư DevOps để chuẩn bị ứng phó sự cố thực tế. Bạn phải biết cách kết nối nhanh với cluster hoặc máy ảo khi nhận cảnh báo đột xuất (ví dụ 1 giờ sáng), không thể để bị bất ngờ.
Làm quen với việc chuyển file, lấy log container, và các tác vụ thiết yếu khác. Cài đặt sẵn SSH key, kubeconfig và các công cụ truy cập sẽ tiết kiệm thời gian và giảm stress khi có sự cố thật. Chủ động kiểm tra và tối ưu quy trình này để sẵn sàng ứng phó.
Scripts, configs và extensions
Nếu bạn phải làm việc gì nhiều lần, hãy tự động hóa. Tại sao phải gõ lệnh dài khi bạn có thể tạo alias? Trong cả sự nghiệp, khó mà tính được bạn tiết kiệm bao nhiêu thời gian khi gõ “k” thay vì “kubectl”. Nhưng chắc chắn là rất nhiều và đáng giá.
“Bạn hoặc là người tạo ra tự động hóa, hoặc là người bị tự động hóa.” – Tom Preston-Werner
16. Dùng alias hữu ích
Đừng phí thời gian gõ nguyên lệnh dài dòng hàng ngày.
Dưới đây là vài alias mình cấu hình:
k=kubectl
kctx='kubectl ctx'
kgp='kubectl get pods'
kns='kubectl ns'
l='ls -lah'
la='ls -lAh'
ll='ls -lh'
ls='ls -G'
lsa='ls -lah'
md='mkdir -p'
rd=rmdir
run-help=man
17. Dọn dẹp job đã hoàn thành hiệu quả với TTL controller
Bạn có thể định nghĩa thời gian tồn tại của job hoặc pod đã hoàn thành trước khi nó tự động bị xóa bằng trường .spec.ttlSecondsAfterFinished
. Trong môi trường nhiều job, các job hoàn thành có thể tích tụ nhanh và chiếm tài nguyên.
Ví dụ cấu hình:
apiVersion: batch/v1
kind: Job
metadata:
name: test-ttl-job
spec:
ttlSecondsAfterFinished: 100
...
18. Script Git để đồng bộ với upstream
git remote add upstream <upstream-url>
git fetch upstream
git rebase upstream/main
git push --force-with-lease
19. Kubectl auto complete
Tự động hoàn thành lệnh cho kubectl giúp bạn tiết kiệm thời gian, không phải dùng cheat sheet, đặc biệt hữu ích khi quản lý cluster Kubernetes. Cũng được khuyên dùng khi thi CKA để tăng hiệu quả thời gian.
Cài trên Linux:
# cài bash-completion
sudo apt-get install bash-completion
# Thêm script hoàn thành lệnh vào .bashrc
echo 'source <(kubectl completion bash)' >>~/.bashrc
# Áp dụng thay đổi
source ~/.bashrc
20. Visual Studio Code Remote – SSH
Extension Remote – SSH cho phép bạn sử dụng bất kỳ máy từ xa nào có SSH để phát triển, giúp dễ dàng phát triển trên cùng OS với môi trường triển khai, sử dụng phần cứng mạnh, chuyển đổi môi trường, và debug từ xa.
Cài đặt tại đây.
Suy nghĩ cuối cùng
Không có công thức thần kỳ nào để trở thành kỹ sư DevOps top 1%. Giống như trong hầu hết các nghề nghiệp khác, đó là vấn đề thời gian, sự cống hiến và kinh nghiệm dần dần hình thành bạn trở thành một chuyên gia hiệu quả cao. Qua thời gian, bạn sẽ ngày càng giỏi trong việc nhận diện các mô hình, nhớ lại những tình huống trước đây, và tìm ra giải pháp nhanh cho các vấn đề lặp lại. Vì vậy, đừng kỳ vọng một mẹo nhỏ trong danh sách này sẽ ngay lập tức giúp bạn tăng lương 50% hay thăng chức.
Tuy nhiên, nếu bạn liên tục tập trung cải thiện công cụ, mài giũa kỹ năng, giữ vững thói quen tốt và áp dụng tự động hóa thông minh, bạn sẽ đi đúng hướng để phát triển nhanh và vượt qua chính mình hiện tại. Biết đâu, thì thăng chức cũng đang chờ bạn ở ngay phía trước, tài liệu được tham khảo tại đây.